Hiện nay, những hậu quả của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang làm cho số lượng những người bị ho ngày càng tăng, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Ho thường đi kèm với nhiều triệu chứng khó chịu như đau rát họng, hắt xì… gây nhiều mệt mỏi cho người mắc phải.
Ho cũng là biểu hiện khách quan cho thấy bệnh lý của hô hấp. Khi bị ho, người bệnh cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh ho để chữa dứt điểm. Tính chất ho và những vật phẩm được tống ra ngoài khi ho có giá trị trong việc chuẩn đoán nguyên nhân và hướng điều trị bệnh.
Theo y học lâm sàng, ho có thể là hành động chủ động hoặc bị động. Tuy nhiên, phần lớn số lần ho của một người ở vào tình trạng bị động. Nguyên nhân dẫn tới ho cũng rất đa dạng. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến.
Ho do dị vật đường hô hấp
Đây là phản ứng tức thì của cơ thể khi tiếp xúc với dị vật. Nếu dị vật không được ho tống ra ngoài, thì bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như ho sặc sụa, mặt tím tái, thở rít, ngột ngạt. Nếu dị vật gây viêm nhiễm đường hô hấp, thì ho sẽ có đờm hoặc máu, ho dai dẳng kèm sốt cao, đau ngực.
Ho do viêm họng cấp
Khi bị viêm họng cấp, chúng ta rất dễ bị ho có đờm hoặc ho khan, kèm với các triệu chứng khác như có thể sốt cao, rát họng, khi nuốt đồ ăn bị vướng víu, khó chịu. Nếu soi gương, người bệnh có thể nhìn thấy họng đỏ, thậm chí có hạt hoặc có mủ; và nhất là tuyến amiđan có thể bị sưng.
Ho do viêm họng cấp
Ho do viêm thanh quản
Khi bị viêm thanh quản, chúng ta lại thường đi kèm với triệu chứng khan. Ho khan trong vài ngày có thể khiến chúng ta bị mất tiếng hoặc khản tiếng. Một vài trường hợp vị viêm thanh quản nặng sẽ thấy có màng trằng ở họng khi soi họng, người bệnh có thể khó thở. Nếu bệnh quá nặng, các bác sĩ sẽ phải mở khí quản để can thiệp cho bệnh nhân.
Ho do viêm khí quản, phế quản cấp
Viêm khí quản, phế quản cấp cũng gây ra ho. Nhưng khác với viêm họng hoặc viêm thanh quản, bệnh này sẽ biểu hiện cả hai triệu chứng ho khan và ho có đờm. Ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh sẽ ho khan. Khi bệnh phát triển đến giai đoạn sau, người bệnh sẽ ho có đờm. Đờm thường đặc hoặc loãng, màu trắng hoặc vàng. Bệnh này thường đi kèm với sốt cao. Tuy nhiên, bệnh không quá nguy hiểm, nếu phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ mau khỏi.
Ho do viêm phế quản mạn tính hoặc giãn phế quản
Viêm phế quản mạn tính là căn bệnh thường gặp ở người hút thuốc lá. Người bị bệnh này thường ho có đờm, ho khéo dài và rất hay tái phát. Còn các bệnh nhân bị giãn phế quản, thường ho nhiều về buổi sáng, có rất nhiều đờm, thậm chí ho ra máu. Bệnh thường tái phát lại nhiều lần, vì vậy, cần đến các phòng khám, bệnh viện để thăm khám và điều trị.
Ho khan gây khó chịu và rát họng
Ho do hen phế quản
Nếu mắc hen phế quản, người bệnh thường ho vào ban đêm, khó thở từng cơn nhưng không sốt, ho kèm theo đờm trắng, loãng, tuy nhiên có nhiều trường hợp đờm đã chuyển sang màu vàng. Đây là dấu hiệu của bội nhiễm.
Ho do Viêm phổi, Lao phổi, Áp xe phổi
Khi người bệnh bị viêm phổi, ho sẽ có đờm màu rỉ sắt. Người bệnh có biểu hiện sốt cao, rét run cầm cập và đau tức ngực.
Còn người bị lao phổi sẽ thường sốt về chiều, thể trạng gầy yếu, sụt cân, chán ăn kèm theo ho có đờm đặc, dai dẳng kéo dài, có khi lẫn máu hoặc ho ra máu tươi.
Khác với bệnh viêm phổi và lao phổi, người bị áp xe phổi thường ho ra nhiều đờm mủ, mùi hôi tanh hoặc thối, rất khó chịu. Đồng thời, người bệnh cũng sốt cao, đau ngực, ho khan hoặc ho có đờm.
Ho do bệnh ho gà
Nếu mắc ho gà, chúng ta sẽ ho thành từng cơn, cuối cơn ho có tiếng rít. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây giãn phế nang hoặc tràn khí màng phổi. Bệnh hay gặp ở trẻ em.
Ho ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống hàng ngày
Ngoài ra, còn có ho do ung thư phế quản, ho do các bệnh tim mạch, ho do áp- xe gan… Vài trường hợp khác, ho có thể gặp ở phụ nữ có thai, người bị u xơ tử cung, bị trào ngược dạ dày hoắc có những rối loạn tinh thần…
Mỗi nguyên nhân ho cho cách điều trị ho khác nhau. Do dó, khi bị ho, chúng ta không nên chủ quan, mà cần xác định rõ nguyên nhân để điều trị cho phù hợp
Tổng đài tư vấn: 1800 5777 59 (miễn phí cước gọi)
Để tìm mua Thuốc ho Nam Dược tại các nhà thuốc trên toàn quốc, Ấn vào đây để tra cứu: ĐIỂM BÁN
Lưu ý: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty TNHH Nam Dược
ĐC: Lô M13 (C4-9) – KCN Hòa Xá – Xã Mỹ Xá – TP. Nam Định – Tỉnh Nam Định
Phân phối bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân
ĐC: Lô A18/D7 khi đô thị mới Cầu Giấy, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.