Theo nhiều nghiên cứu về sức khỏe, tỷ lệ người bị ho ở Việt Nam tự chữa trị chiếm tỷ trọng rất cao. Do đó, việc phân biệt được các loại ho đối với mỗi nhà là vô cùng cần thiết. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta cổ súy cho hành động tự điều trị. Tuy nhiên, giống như phương án đội mũ bảo hiểm, nếu không thể ngăn chặn hiện thực này xảy ra trong thực tế, thì cần cung cấp các kiến thức đúng cho cộng đồng để các mẹ tránh hành động sai khi điều trị ho cho con.
Vì sao con bạn bị ho?
Ho là một hiện tượng của cơ thể. Có thể hình dung ho như một tiếng thở với cường độ lớn. Đây là một cơ chế tự vệ quan trọng của cơ thể, một phản xạ có điều kiện nhằm tống các dị vật có mặt tại phần trên của đường hô hấp – những thứ mà khiến cơ thể phải đối mặt với nguy cơ tắc đường thở.
Tuy vậy, trong vài trường hợp, ho cũng được xem như là biểu hiện của một số bệnh lý.
Ảnh: bé bị ho do hít phải bụi
Có bao nhiêu loại ho?
Theo các chuyên gia hàng đầu của nền y học nước nhà, có những loại ho chủ yếu sau đây:
Ho cấp: Đây là tình trạng khá phổ biến mà chúng ta đều gặp ít nhất một lần trong đời. Ho cấp là để chỉ tình trạng ho một cách đột ngột do cơ thể chúng ta hít phải dị nguyên gây kích thích nào đó như bụi bặm, vi khuẩn, virus, …. Nguyên nhân đó có thể là chúng ta bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus gây các bệnh như viêm họng, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản,…
Ho thành cơn: Đây là tình trạng ho có đặc điểm là ho làm nhiều lần, mỗi lần kế tiếp nhau trong khoảng thời gian ngắn. Đây là kiểu ho tác động tiêu cực đến sức khỏe, đời sống của mỗi người. Những cơn ho liên tiếp có thể gây gia tăng áp lực lên lồng ngực. Nguy hiểm hơn, có thể gây ứ huyết tĩnh mạch chủ trên, làm người bệnh có các dấu hiệu như đỏ mặt, phồng tĩnh mạch vùng cổ, nước mắt giàn dụa. Thỉnh thoảng cơn ho còn làm người bệnh nôn. Một vài những hệ quả khác của những cơn hođó là hiện tượng đau ngực ê ẩm, đau lưng và đau bụng do khi ho thành cơn, các cơ phải co bóp quá sức.
Ảnh: bé ho thành cơn
Ho khan kéo dài: là tình trạng ho dai đẳng kéo dài nhưng hiện tượng ho không có đờm. Đây là dấu hiệu của một số bệnh lý như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tai, xơ phổi, phù phổi, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi. Ngoài ra, đây cũng có thể là hệ quả tác dụng không mong muốn gặp phải khi người bệnh đang dùng thuốc tây để điểu trị bệnh khác như các bệnh liên quan đến huyết áp …
Ho có đờm: Là tình trạng ho kèm theo đờm và chất nhầy ở mũi họng. Người bệnh thường cảm thấy nặng ngực, khó thở, và mệt lả. Các biểu hiện trên thường tăng lên khi người bệnh vận động đi bộ hay nói chuyện. Nguyên nhân gây ra hiện tượng ho có đờm thường là do người bệnh bị viêm phế quản mạn tính, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang… Ở những trường hợp khác, như sử dụng thuốc lá nhiều năm, ho có đờm thường có màu đen, dấu hiệu ho có đờm sẽ cảnh bảo nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư phế quản. Thậm chí, ho có đờm cũng là triệu chứng của ung thư họng – thanh quản, ung thư thực quản và khí quản…
Ảnh: bé ho có đờm
Ho có máu: Là biểu hiện ho kèm theo máu ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Ho ra máu là biểu hiện của các bệnh viêm phổi cấp và mạn tính, ung thư phổi và bệnh lao phổi.
Cần làm gì khi bị ho?
Ho là phản xạ tốt của cơ thể, nếu chỉ ho một hai lần thì chưa cần can thiệp vội. Tuy nhiên, nếu ho có các biểu hiện như ho thành cơn, ho kéo dài, ho khan, ho có đờm, ho ra máu, thì mẹ cần lưu ý điều trị ho cho con.
Nếu thấy bé có các dấu hiệu ho nhẹ, mẹ nên dùng các sản phẩm siro ho trị ho cho bé có nguồn gốc từ thảo dược. Các loại siro này không những mang lại hiệu quả cho điều trị ho, mà còn giúp bé tránh được nguy cơ bị nhờn thuốc và gặp các tác dụng phụ của thuốc như khi mẹ sử dụng thuốc tây trị ho cho bé. Các thảo dược rất tốt trong trị ho cho trẻ nhỏ là Xuyên bối mẫu, Tỳ bà diệp, Cát cánh, nhất là khi cả ba loại thảo dược đầu bảng trong trị ho này được kết hợp với nhau trong một công thức tối ưu.
Ngoài ra, mẹ nên cho bé ăn lỏng, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để bé dễ tiêu hóa hơn khi bé bị ho. Đồng thời, nên cung cấp thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng với nhiều rau xanh và hoa quả để tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
Tổng đài tư vấn: 1800 5777 59 (miễn phí cước gọi)
Để tìm mua Thuốc ho Nam Dược tại các nhà thuốc trên toàn quốc, Ấn vào đây để tra cứu: ĐIỂM BÁN
Lưu ý: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty TNHH Nam Dược
ĐC: Lô M13 (C4-9) – KCN Hòa Xá – Xã Mỹ Xá – TP. Nam Định – Tỉnh Nam Định
Phân phối bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân
ĐC: Lô A18/D7 khi đô thị mới Cầu Giấy, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.