Cảnh báo dấu hiệu viêm phổi nguy hiểm ở trẻ, mẹ chớ bỏ qua

Nhầm lẫn tai hại, hậu quả khó lường

Thời điểm giao mùa Thu – Đông và Đông – Xuân năm nào các bệnh viện cũng tiếp nhận lượng bệnh nhi viêm phổi tăng vọt. Nhiều trẻ đến nhập viện trong tình trạng nặng, suy hô hấp tím tái buộc các bác sĩ phải can thiệp chọc khí màng phổi ngay lập tức. 

Số lượng trẻ bị viêm phổi nhập viện gia tăng vào thời điểm giao mùa

Theo các chuyên gia hô hấp, phụ huynh thường nhầm lẫn bệnh viêm phổi với cúm mùa vì triệu chứng điển hình của chúng khá giống nhau như ho và sốt. Cúm sẽ tự hết sau 5-7 ngày ở trẻ có sức đề kháng tốt, trong khi đó viêm phổi lại dễ tiến triển thành thể nặng. Việc nhầm lẫn này khiến cho phụ huynh không đánh giá đúng được mức độ nguy hiểm của tình trạng bệnh để xử trí kịp thời. 
Biến chứng nguy hiểm và hay gặp nhất của viêm phổi là nhiễm khuẩn máu, có thể dẫn tới tình trạng sốc nhiễm khuẩn đặc biệt nguy hiểm. Vi khuẩn sẽ theo máu di chuyển khắp nơi gây viêm màng não, viêm phúc mạc, viêm nội tâm mạc. Ngoài ra, trẻ bị viêm  phổi còn có khả năng bị tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi hoặc áp xe phổi. Lúc này, chỉ điều trị bằng thuốc là không đủ, các bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút dịch, hút mủ,…đồng thời tiêm kháng sinh liên tục. 

Hình ảnh X quang của bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi

Trẻ viêm phổi, khi nào cần nhập viện ?

Trẻ khi bị viêm phổi sẽ có các biểu hiện ho, sốt, mệt mỏi, bỏ ăn, thở nhanh, khò khè. Trong đó, thở nhanh là dấu hiệu vàng để nhận biết viêm phổi, triệu chứng này xuất hiện sớm hơn cả các dấu hiệu mà bác sĩ có thể phát hiện bằng ống nghe hay chụp X quang. 
Thở nhanh là dấu hiệu chứng tỏ trẻ bắt đầu bị viêm phổi
Theo đó, mẹ chỉ cần dùng một chiếc đồng hồ bấm giờ là có thể kiểm chứng trẻ có bị thở nhanh hay không. 

  • Đối với trẻ < 2 tháng tuổi: Nhịp thở nhanh là khi đạt 60 lần/phút
  • Trẻ từ 2-12 tháng: Nhịp thở nhanh là khi đạt 50 lần/phút
  • Trẻ từ 1-5 tuổi: Nhịp thở nhanh là khi đạt 40 lần /phút
  • Trẻ trên 5 tuổi: Nhịp thở nhanh là khi đạt 30 lần/phút

Về mức độ viêm phổi nặng hay nhẹ, khi nào cần nhập viện, chuyên gia khuyên mẹ hãy cho trẻ nằm yên trên giường sau đó quan sát lồng ngực và bụng của trẻ khi thở. 
Nếu trẻ có dấu hiệu khó thở, thở co lõm lồng ngực khi hít vào thì mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời vì đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ đã bị viêm phổi nặng. Đồng thời, trẻ bị viêm phổi nặng cũng có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, khò khè, trẻ không thể uống được thuốc, ăn uống kém, nôn ói.

Trẻ bị viêm phổi ăn uống kém, nôn ói

Mẹ cũng cần lưu ý, dấu hiệu ho có ở hầu hết các bệnh đường hô hấp khác. Mức độ ho nặng hay nhẹ không phản ánh tình trạng viêm phổi tương đương ở trẻ. Do đó khi con ho nhiều cũng chưa cần ngay lập tức đưa trẻ vào viện hoặc ngược lại thấy con ho khúng khắng mà lơ là cảnh giác. 
Tốt nhất trong trường hợp trẻ bị ho nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt mà không có các triệu chứng viêm phổi nguy hiểm đi kèm, mẹ hoàn toàn có thể điều trị cho trẻ tại nhà bằng các loại thuốc siro ho thảo dược vừa an toàn và hiệu quả cho trẻ chẳng hạn như Thuốc ho Nam Dược. 

Mức độ ho không phản ánh tình trạng viêm phổi nặng hay nhẹ

Đặc biệt, đối với đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ có các bệnh nền hoặc suy dinh dưỡng, mẹ cần theo dõi thường xuyên vì gần như tỷ lệ tiến triển viêm phổi nặng ở nhóm trẻ này rất cao, dễ xảy ra biến chứng.
Thời điểm này trẻ rất dễ mắc viêm phổi, nếu như được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ thuận lợi, ít ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ hơn. Hy vọng rằng qua bài viết trên đây, mẹ thông thái đã nắm được những thông tin cần thiết nhất để có hướng xử trí  kịp thời khi trẻ chẳng may mắc viêm phổi. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ở bên dưới để được các chuyên gia của Thuốc ho Nam Dược giải đáp nhé.

guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
Dược sĩ tư vấn

Dược sĩ tư vấn

0914.482.928

Điểm bán Điểm bán
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán
Dược sĩ tư vấn