Covid trở lại và lợi hại hơn xưa, mẹ cần làm gì để phòng tránh?

Nỗi sợ covid của các mẹ có con hay ho ốm
Chúng ta đều biết, phổi là cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi cơ thể bị covid tấn công. Đối với trẻ khỏe mạnh, covid sẽ gây ra một vài triệu chứng như ho và sốt, thậm chí không triệu chứng. Tuy nhiên, với nhóm trẻ có hệ miễn dịch kém hoặc đang sẵn viêm phổi, viêm phế quản thì sự tấn công của covid là vô cùng nguy hiểm, hoàn toàn có thể dẫn đến suy hô hấp cấp tính. Đáng chú ý, khi chuyển biến nặng, một số bé còn xuất hiện tình trạng tổn thương đa cơ quan như thận, tim, não chứ không chỉ riêng hệ hô hấp.

Covid có thể gây nguy hiểm với các bé đang bị viêm phổi, viêm phế quản

Bên cạnh đó, nỗi lo hậu covid cũng là điều mà các mẹ quan tâm. Theo WHO, hậu covid có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Nhóm trẻ đã từng mắc covid có khả năng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp hơn và tỷ lệ trở nặng thành viêm phổi, viêm phế quản thường cao hơn khi mắc bệnh đường hô hấp.
Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa kết luận được chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng hậu covid và cũng chưa có yếu tố nào để kết luận chắc chắn một đứa trẻ đã từng bị covid có thể bị hội chứng hậu covid hay không. Điều này càng khiến các mẹ thêm hoang mang gấp bội.

Hậu covid khiến trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp và tỉ lệ chuyển nặng cao

Mang trong mình tâm lý sợ con bị covid thái quá, nhiều mẹ mua hàng loạt que test về dự trữ và test cho bé liên tục. Hoặc có mẹ lại cho con nghỉ học luôn khi nghe tin trong lớp có bạn bị covid, như vậy là không nên. Trong bối cảnh bình thường mới với covid, điều chúng ta cần làm là nâng cao ý thức phòng ngừa và bình tĩnh xử trí đúng cách khi con trở thành F0 thì bệnh sẽ lướt qua nhẹ nhàng.
Trẻ bị ho, sốt cao khi bị covid xử trí ra sao?
Mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc bé bị nhiễm covid thể nhẹ tại nhà nếu bé chỉ có các biểu hiện sau:

  • Sốt
  • Ho, đau rát họng
  • Không khó thở
  • Mệt mỏi, bỏ ăn

Và khi bé xuất hiện các triệu chứng dưới đây, mẹ cần cho trẻ đến gặp chuyên gia y tế để được xử trí kịp thời:

  • Thở nhanh;
  • Khó thở, cánh mũi phập phồng;
  • Rút lõm lồng ngực;
  • Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống;
  • Tím tái môi đầu chi;
  • SpO2 < 95% (dùng máy đo)

Nếu bé bị covid nhưng có triệu chứng thì mẹ không cần cho bé uống thuốc gì cả. Mẹ chỉ cần hướng dẫn bé súc họng bằng nước muối sinh lý hoặc rửa mũi họng cho bé thường xuyên để làm sạch và hạn chế vi khuẩn, virus sinh sôi. 

Hướng dẫn bé súc họng bằng nước muối sinh lý

Trong 3-5 ngày đầu khởi phát covid, bé có thể bị sốt cao liên tục. Mẹ hãy bình tĩnh cho bé uống paracetamol đúng theo liều khuyến cáo (10-15mg/kg cân nặng) đồng thời cho bé uống thêm oresol để bù nước và điện giải. 
Một sai lầm mà các mẹ hay gặp phải là cho con uống không đủ hoặc quá liều thuốc hạ sốt. Không chỉ vậy, nhiều mẹ thấy con sốt vẫn ủ con trong chăn, điều này càng làm nhiệt độ của trẻ tăng cao hơn và cản trở quá trình thoát nhiệt ra bên ngoài. Trong trường hợp này, mẹ nên cho bé uống thuốc kết hợp áp dụng các phương pháp vật lý như chườm khăn tại các vị trí mạch máu lớn đi qua (nách, cổ, trán, bẹn, bàn tay, bàn chân), cho bé mặc quần áo thoáng mát để đảm bảo thoát nhiệt nhanh nhất.

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng, chườm thêm khăn để thoát nhiệt nhanh hơn

Khi bé bị covid, mẹ sẽ thấy bé bị ho rất nhiều. Những cơn ho kéo dài kèm đờm đặc có thể khiến bé bị tắc nghẽn đường thở. Chuyên gia khuyên mẹ nên cho bé sử dụng các loại thuốc thảo dược có tác dụng làm dịu cổ họng, trị lo, long đờm cho bé. Tránh lạm dụng kháng sinh hoặc những thuốc có tác dụng ức chế trung tâm ho mạnh như codein. Ngoài ra, mẹ nên vỗ rung long đờm để giúp bé dẫn lưu đờm ra ngoài nhanh hơn đồng thời rửa mũi họng cho bé ngày 3 lần bằng nước muối sinh lý.

Ho là biểu hiện điển hình khi trẻ bị covid

Lời khuyên chọn thuốc ho cho bé bị mắc covid
Mới đây, các cơ quan truyền thông đưa tin vừa thu hồi 14 loại siro ho chứa chất độc hại trên thị trường. Đó là các sản phẩm: Promethazine Oral Solutinon, Kofexmalin Baby Cough Syrup, Makoff Baby Cough Syrup, Magrip N Cold Syrup, Termorex Syrup, Flurin DMP Syrup, Unibebi Cough Syrup, Unibebi Demam Paracetamol Drops, Unibebi Demam Paracetamol Syrup, Paracetamol Drops, Paracetamol Syrup (mint), Vipcol Syrup, Ambronol Syrup, DOK-1 MAX Syrup.
Những sản phẩm này được sản xuất tại Ấn Độ và Indonesia có chứa Diethylene, có thể gây tổn hại sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí tử vong cho người sử dụng.
(Nguồn: VTV)
Thông tin này là hồi chuông cảnh báo các mẹ nên thật cẩn thận khi chọn lựa thuốc ho cho bé bởi đâu đó vẫn có rất nhiều hàng giả, hàng kém chất lượng đang trà trộn và không phải hàng “ngoại” nào cũng là hàng tốt như nhiều người vẫn nghĩ. 

Nhiều loại siro ho kém chất lượng đang trà trộn trên thị trường

Lời khuyên cho các mẹ khi lựa chọn thuốc ho cho con là hãy chọn những thương hiệu tên tuổi trên thị trường, luôn kiểm tra kỹ nguồn gốc xuất xứ, check mã vạch và các thông tin trên nhãn thuốc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé. 
Mẹ có thể tham khảo Thuốc ho Nam Dược. Đây là thuốc ho dòng thảo dược được sản xuất bởi Nam Dược – top 5 công ty Đông dược uy tín nhất Việt Nam. Thuốc ho Nam Dược chiết suất từ lá Tỳ Bà Diệp Nhật Bản, Cát Cánh, Xuyên Bối Mẫu có tác dụng trị ho, long đờm, hỗ trợ chống viêm đường hô hấp hiệu quả. Đây là thương hiệu đạt chứng nhận “sản phẩm được tin dùng trong dòng thuốc ho thảo dược” do Hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Hà Nội, Trung tâm Chống hàng giả phối hợp cùng các cơ quan hữu quan tổ chức trao tặng.

Thành phần của Thuốc ho Nam Dược

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên giám đốc bệnh viện tai mũi họng Trung ương, Thuốc ho Nam Dược giúp trị được ho do cả virus và vi khuẩn đồng thời chống tiến triển thành viêm phổi, viêm phế quản nguy hiểm cho bé. Vì là Thuốc chứ không phải TPCN nên tác dụng điều trị của Thuốc ho Nam Dược rất cao. Hơn nữa, mùi vị của thuốc ngọt thơm dễ chịu nên bé sẽ hợp tác cùng mẹ, giải quyết được tình trạng sợ, trốn uống thuốc của các bé khiến nhiều mẹ phải đau đầu.

PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên giám đốc bệnh viện tai mũi họng Trung ương chia sẻ về công dụng của Thuốc ho Nam Dược
Phòng covid cho bé – Những điều mẹ có con hay ho ốm cần nhớ
Đầu tiên, mẹ cần trang bị cho bé một số kỹ năng cần thiết để bảo vệ mình trước dịch covid. Hãy dạy cho trẻ hiểu rằng đây không chỉ là kỹ năng bảo vệ sức khoẻ của bé mà còn để bảo vệ sức khỏe cho những người xung quanh.
Những việc bé có thể tự làm là:
– Vệ sinh cơ thể hàng ngày, không dùng tay dụi mắt, ngoáy mũi, cho tay vào miệng
– Súc họng bằng nước muối sinh lý
– Không khạc nhổ bừa bãi, che tay và miệng khi ho và hắt hơi
– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
– Không nên dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, cốc uống nước, khăn tay, gối, chăn ở trường.
– Mang khẩu trang khi tập trung nơi đông người
Hướng dẫn bé rửa tay đúng cách bằng xà phòng để ngừa covid
Việc mẹ thông thái có thể làm cho bé:
– Giúp bé rửa mũi bằng nước muối sinh lý
– Tăng cường thực đơn với đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung thêm rau xanh, hoa quả giàu vitamin C như cam, bưởi, táo,….và thực phẩm giàu giàu kẽm như thịt bò, cá hồi,….để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
– Vệ sinh nhà cửa thông thoáng
– Cho trẻ vận động, tập thể dục thường xuyên
– Tủ thuốc gia đình luôn sẵn sàng các loại thuốc hạ sốt, thuốc ho, oresol
Dịch covid sẽ không còn đáng sợ nếu chúng ta biết xử trí đúng cách và bình tĩnh đối mặt với nó. Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ giúp các mẹ trang bị thêm kiến thức bảo vệ bé yêu trước dịch covid nguy hiểm. Đừng ngần ngại để lại câu hỏi bên dưới để được chuyên gia giải đáp sớm các mẹ nhé. 

guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
Dược sĩ tư vấn

Dược sĩ tư vấn

0914.482.928

Điểm bán Điểm bán
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán
Dược sĩ tư vấn