Giải mã những tiếng ho ở trẻ

Ho ông ổng giống như tiếng chó sủa
Đây là dấu hiệu của bệnh viêm thanh quản. Viêm thanh quản thường là bệnh do nhiễm vi rút, đôi khi do dị ứng hay do thay đổi nhiệt độ vào ban đêm.
Mẹ sẽ thấy con đột ngột ho rất nhiều, tiếng ho nghe ồm ồm, là dạng ho khan. Ngoài ra, con có thể bị khan giọng, tắt tiếng kèm theo tiếng thở rít. Mỗi khi con hít vào có vẻ nặng nhọc và phát ra tiếng khít khít ở ngay cổ, tiếng thở rất ồn ào đồng thời hõm ức của con lõm vào. Bệnh có thể gây ra cơn khó thở thanh quản nặng, nên bố mẹ cần cho con đi khám ngay.

Nếu tinh ý, mẹ thông thái có thể “bắt bệnh” cho cả nhà thông qua những tiếng ho

 
Bất ngờ ho sặc sụa, tím tái
Con đang ăn, uống, hay chơi bỗng dưng ho sặc sụa, mặt đỏ gay hoặc tím tái trong khi lúc trước vẫn bình thường… Đó có khả năng con hóc, sặc dị vật, thức ăn… Dị vật có khả năng chui vào đường thở và gây nguy hiểm cho trẻ. Bố mẹ ngay lập tức cần sơ cứu và đưa trẻ đến sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Ho thành cơn dài, ho liên tục, cuối cơn ho có hít sâu tạo ra tiếng “ót” giống tiếng gà kêu
Đây là dấu hiệu của bệnh ho gà. Ho gà gây ra do vi khuẩn Bordetella pertussis. Trẻ thường sổ mũi, hắt hơi, sốt nhẹ. Mặc dù ho gà có thể có ở bất kỳ lứa tuổi nào, hầu hết xảy ra ở các bé nhỏ hơn 1 tuổi, đặc biệt ở trẻ chưa được tiêm phòng.
Các bố mẹ cần chú ý lịch tiêm chủng của con để nhớ đưa trẻ đi tiêm. Ho gà được tiêm phòng chung với bệnh bạch hầu và uốn ván và được chích vào lúc 2-3-4 tháng tuổi.

Những lý do khiến mẹ thông thái nên dùng Thuốc Ho Nam Dược cho cả nhà.

Ho có đờm , tiếng ho sâu
Đây là dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp dưới. Ho có đờm là khi cha mẹ nghe thấy tiếng lọc xọc cùng với tiếng ho, tiếng ho sâu, dài sau tiếng ho phát ra tiếng khứ khứ… có thể trẻ đã bị viêm phế quản, viêm phổi, cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay.
Ho kèm nôn ói
Trẻ em thường ho nhiều tới mức kích thích phản xạ hầu họng, gây nôn ói. Tương tự, một trẻ ho do cảm cúm, hay do cơn hen có thể ói do nhiều đàm ứ đọng trong dạ dày. Thông thường, tình trạng này không đáng lo ngại, trừ khi trẻ ho, ói không ngừng. Trong trường hợp này dùng thuốc chống nôn ói không hiệu quả, mà phải điều trị ho.
Ho kèm theo sổ mũi, đau họng, chảy nước mắt, chán ăn.
Đây có thể là chứng cảm lạnh thông thường, có thể kéo dài 1-2 tuần, nặng nhất là những ngày đầu tiên.
Vì cảm lạnh là do virus nên thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng gì. Nếu bé còn quá nhỏ không thể tự xì mũi được, mẹ hãy dùng nước muối nhỏ mũi chuyên dụng và ống hút mũi để giúp lấy đi các chất nhầy, giúp bé bớt ngứa mũi, ngứa họng gây ho.
Ho kèm theo sốt
Ho, sốt nhẹ kèm sổ mũi là những dấu hiệu thường gặp của cảm lạnh. Nhưng ho và sốt từ 39oC, coi chừng bé bị viêm phổi, nhất là khi trẻ thở nhanh và yếu. Trong trường hợp này, cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

Mẹ thông thái nên để sẵn Thuốc Ho Nam Dược trong tủ thuốc gia đình phòng khi dùng đến.

Ho khan, tiếng ho ngắn
Tiếng ho nghe ngắn, gắt, cộc lốc và không đàm hoặc rất ít đờm, nghe giống như có cái gì cào, xát vào cổ họng, thường ho như vậy là trẻ bị viêm mũi họng. Với kiểu ho này sử dụng các bài thuốc dân gian: mật ong đường phèn, quất, gừng, hẹ… hay các loại siro ho nguyên liệu từ thiên nhiên sẽ phát huy hiệu quả.
Thuốc ho Nam Dược được phát triển từ bài thuốc cổ phương, chiết suất kết hợp 3 thành phần Tỳ Bà Diệp, Xuyên Bối Mẫu, Cát Cánh giúp trị ho, long đờm, bổ phế. Thành phần n-BuOH trong Tỳ Bà Diệp có công dụng tiêu diệt cả virus lẫn vi khuẩn, giúp triệt tiêu 100% nguyên nhân gây ho. Sử dụng thuốc ho Nam Dược, mẹ yên tâm trị ho cho cả gia đình
 

guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
Dược sĩ tư vấn

Dược sĩ tư vấn

0914.482.928

Điểm bán Điểm bán
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán
Dược sĩ tư vấn