Trẻ em bị viêm đường hô hấp từ xưa đến nay đã trở thành chuyện thường ngày ở huyện. Hiếm có đứa trẻ nào dưới 2 tuổi mà một năm không bị viêm đường hô hấp vài lần. Theo những số liệu thống kê của tổ chức y tế Hoa Kỳ, trung bình một trẻ em bị viêm đường hô hấp cấp tính khoảng 10 lần trong một năm. Điều này một phần vì hệ hô hấp và hệ miễn dịch của trẻ em còn non yếu, chưa phát triển hoàn thiện. Phần còn lại vì cha mẹ hoặc người chăm sóc chính chưa biết cách phòng bệnh cho trẻ. Muốn biết cách phòng bệnh cho bé, trước hết, cha mẹ cần hiểu hệ hô hấp của trẻ cấu tạo và vận hành như nào để lưu ý trong chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ.
Hệ hô hấp thường bao gồm các bộ phận như: mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi.
Lưu ý về mũi, họng cho bé
Cấu tạo mũi của trẻ em thường ngắn và nhỏ hơn so với lỗ mũi của người lớn. Ống mũi của trẻ em cũng hẹp hơn so sới ống mũi của người trưởng thành. Do các bộ phận của trẻ em chưa được phát triển một cách hoàn chỉnh, cộng thêm niêm mạc mũi của trẻ em khá mỏng nên các bé dễ bị viêm nhiễm mũi, họng.
Còn về giải phẫu sinh học, họng lại thông với mũi. Tuy nhiên, do họng thường xuyên có chứa thức ăn, nên nếu không vệ sinh sạch sẽ thì sẽ là điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể các bé.
Ảnh: họng và mũi thông nhau
Do đó, đối với những trẻ trên 1 tuổi, cha mẹ có thể cho trẻ uống 1 thìa café mật ong mỗi sáng để diệt khuẩn. Các nghiên cứu khoa học về mật ong đã chứng minh rằng mật ong có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Với những đứa trẻ lớn hơn, cha mẹ nên dạy bé đánh răng và súc miệng bằng nước muối mỗi ngày để giữ vệ sinh cho vùng miệng.
Lưu ý về thanh quản, khí quản, phế quản
Thanh quản, khí quản, phế quản cũng là ba cơ quan cần phải lưu ý khi chăm sóc cho bé. Bởi ba cơ quan này có chung đặc điểm là lòng hẹp, độ đàn hồi không cao, vòng sụn rất dễ biến dạng. Hơn nữa, niêm mạc của ba cơ quan này có rất nhiều mạch máu. Bởi vậy, các cơ quan này rất dễ bị phù nề khi bị vi khuẩn, virus tấn công. Khi đó, đường dẫn khí ở dưới dây thanh âm sẽ bị thu hẹp, làm trẻ rơi vào tình trạng khó thở. Do đó, khi trẻ thở, nếu để ý sẽ nghe thấy có tiếng thở rít, khô và ráp.
Ảnh: Bé thở rít
Nếu bé khó thở, thở rít, cách tốt nhất là đưa bé vào phòng tắm để bé được hít thở trong hơi ẩm. Nên nhớ rằng cần xả nước nóng với nhiệt độ cao nhất liên tục vào bồn rửa và giữ bé ngồi xa bồn rửa để tránh bé bị bỏng. Cứ ngồi như vậy và xông hơi cho bé trong vòng khoảng 10 đến 15 phút, hơi ấm và độ ẩm của phòng tắm sẽ giúp bé cải thiện được tình hình.
Lưu ý về phổi của trẻ nhỏ
Lá phổi của trẻ em sẽ lớn dần theo độ tuổi của bé. Thông thường một đứa trẻ sơ sinh sẽ có trọng lượng phổi trung bình khoảng 50 đến 60 gram, sáu tháng sau trọng lượng này tăng gấp 3 lần so với lúc bé chào đời. Đến khi 12 tuổi, phổi của trẻ nhỏ sẽ có trọng lượng tăng lên gấp 10 lần so với lúc đẻ. Và ở vào giai đoạn trưởng thành, trọng lượng của chúng ta sẽ gấp 20 lần so với trẻ sơ sinh. Phổi ở trẻ em đa phần có đặc điểm là có rất nhiều mạch máu, có nhiều cơ trơn, nhưng tính đàn hồi lại kém. Các cơ hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh nên lồng ngực di động kém.
Ảnh: Đếm hơi thở của trẻ khi trẻ ngủ
Thêm vào đó, nếu trẻ dưới 8 tuổi, phổi mới chủ yếu phát triển về mặt thể tích và trọng lượng. Còn các phế nang của phổi thì phải sau 8 tuổi mới phát triển và dần hoàn thiện. Chính vì lẽ đó, trẻ em thường dễ bị mắc các bệnh liên quan đến phổi và đường hô hấp nhiều hơn người trưởng thành. Khi trẻ lớn lên, các túi phổi hoàn thiện dần, các phế nang mới được tạo ra thêm và tổ chức đàn hồi phát triển mạnh thì tình trạng viêm nhiễm và mắc bệnh liên quan đến phổi mới được giảm dần đi.
Người chăm sóc trẻ em cần dựa vào các đặc điểm này để có biện pháp phòng bệnh cho trẻ và điều trị hợp lý. Khi trẻ có dấu hiệu thở nhanh, thở gấp, cha mẹ hoặc người chăm sóc chính cần lưu ý ngay. Vì theo tổ chức Y tế Thế giới, thở nhanh chính là dấu hiệu sớm của trẻ bị viêm phổi. Bởi khi trẻ em bị viêm phổi, phổi của bé sẽ mất tính mềm mại và không thể giãn nở được. Do đó trẻ rất khó khăn trong quá trình thở. Để bù đắp lại lượng oxy thiếu trong mỗi lần thở, não bộ đành chỉ đạo trẻ phải thở nhiều hơn. Lúc này, người chăm sóc bé cần đếm lại nhịp thở của bé để xác định xem bé có bị viêm phổi không. Nếu bé thở thanh thì cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Cách đếm hơi thở nhanh cho bé được quy định như sau: Nếu bé dưới 2 tháng có nhịp thở trong vòng 1 phút từ 60 lần trở lên thì đó chính là thở nhanh. Ở các trẻ lớn hơn, từ 2 tháng đến 11 tháng, trẻ thở từ 50 lần trở lên trong vòng 1 phút được gọi là nhanh. Trường hợp trẻ từ 1 đến 5 tuổi, nhịp thở nhanh được quy định là trẻ thở từ 40 lần/phút trở lên. Ngoài ra cần phải lưu ý đếm hơi thở của trẻ khi bé đang ngủ hoặc nằm im để xác định tình trạng của trẻ cho chính xác.
Tóm lại, bộ máy hô hấp của trẻ em còn non nớt và chưa hoàn thiện, do đó người chăm sóc chính cần chú ý đến các dấu hiệu sớm của các nhiễm khuẩn đường hô hấp để phòng và điều trị bệnh cho bé. Nếu trẻ bị ho do viêm đường hô hấp có thể sử dụng các sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược trị ho và chống viêm đường hô hấp như Xuyên bối mẫu, Tỳ bà diệp, Cát cánh. Những thảo dược này vừa an toàn, vừa hiệu quả mà lại không hề có tác dụng phụ như thuốc tây.
Tổng đài tư vấn: 1800 5777 59 (miễn phí cước gọi)
Để tìm mua Thuốc ho Nam Dược tại các nhà thuốc trên toàn quốc, Ấn vào đây để tra cứu: ĐIỂM BÁN
Lưu ý: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty TNHH Nam Dược
ĐC: Lô M13 (C4-9) – KCN Hòa Xá – Xã Mỹ Xá – TP. Nam Định – Tỉnh Nam Định
Phân phối bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân
ĐC: Lô A18/D7 khi đô thị mới Cầu Giấy, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.