Mách mẹ phòng bệnh viêm hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Triệu chứng khi trẻ viêm hô hấp trên ở trẻ khi giao mùa
Viêm đường hô hấp trên là một chứng bệnh thường gặp, hay tái phát khi thời tiết giao mùa. Đây là tình trạng viêm nhiễm của các cơ quan, bộ phận thuộc đường hô hấp trên bao gồm: mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Hệ thống hô hấp trên có chức năng chủ yếu là lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi.
Trẻ em là chủ yếu đối tượng bị mắc viêm đường hô hấp khi giao mùa. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do các virus, liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, phế cầu khuẩn và một số loại nấm… cư trú ở chất nhầy niêm mạc mũi họng xâm nhập vào tế bào niêm mạc, nhân bản rồi phá huỷ tế bào và lây lan sang tế bào bên cạnh.

Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên, mẹ nên đưa trẻ đến những cơ sở y tế để được tham khám kịp thời.

Chính vì thế, khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên thường có các dâu hiệu: sốt 39 độ trở lên, sốt thành cơn, đi kèm với sốt là hắt hơi, sổ mũi, người bệnh hắt hơi nhiều hơn mức bình thường, có khi đến 4-5 cái/một lần và xuất hiện nhiều lần trong ngày, chảy dịch mũi với đặc điểm dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi.
Viêm đường hô hấp trên thường tự khỏi sau 2 tuần. Tuy nhiên, với một số đối tượng mẫn cảm như trẻ em dưới 1 tuổi, người già, người bị suy giảm miễn dịch… bệnh có gây nhiều biến thể nghiêm trọng: viêm phổi, viêm não, viêm tim, viêm cầu thận, thấp khớp cấp….
Phòng viêm đường hô hấp cho trẻ
Phòng bệnh hơn chữa bệnh là phương châm đã có từ lâu nay. Để phòng bệnh viêm đường hô hấp lúc chuyển mùa cho trẻ cần quan tâm từ khâu ăn, uống, mặc, lúc chơi và cả khi trẻ ngủ. Không nên cho trẻ ăn uống các loại thức ăn đã nguội, lạnh nhất là uống nước lạnh.
Mặc ấm cho trẻ là một trong những cách phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ hiệu quả.

Khi thời tiết lạnh cần mặc ấm cho trẻ ngay cả khi ở trong nhà. Ra đường (đi chơi, đi học) cần mặc thật ấm, có mủ ấm, khăn quàng cổ, khẩu trang, găng tay, bít tất. Trong sinh hoạt hàng ngày mỗi lần trẻ làm ướt quần áo (trẻ tè ra quần áo) cần được thay ngay cho trẻ và cần thay bỉm cho trẻ, không cho trẻ nghịch nước.
Nên tắm nước ấm cho trẻ, tắm trong phòng kín gió, tắm xong cần lau người thật nhanh và mặc quần áo cho trẻ. Không để gió lùa vào phòng học, phòng ngủ và phòng trẻ chơi.
Mẹ làm gì khi trẻ bị viêm hô hấp trên?
Đối với các triệu chứng ban đầu về bệnh viêm hô hấp trên, mẹ cần cần theo dõi trẻ chặt chẽ ở gia đình và chưa nên dùng kháng sinh và thuốc hạ nhiệt.
Có thể cho nhiệt kế vào khóe miệng hoặc cho vào hậu môn hoặc cặp nách. Nếu cặp nhiệt độ ở nách thì nên cộng thêm 1/2 độ. Không được dùng bàn tay để sờ lên trán trẻ xem có sốt hay không.
Những lý do mẹ thông thái nên dùng Thuốc ho Nam Dược cho bé.

Nếu mẹ thấy trẻ ho nhiều, mệt mỏi, sốt trên 38oC và đặc biệt là có khó thở thì các mẹ cần nhanh chóng cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám bệnh và xử trí kịp thời đề phòng trẻ bị viêm phổi cấp tính.
Đối với trẻ sốt trên 39oC không nên mặc nhiều áo quần cho trẻ mà cần mặc quần áo rộng, thoáng để dễ thoát nhiệt.
Mẹ có thể dùng khăn lau mát cho trẻ bằng cách dùng khăn nhúng vào chậu nước sạch có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của trẻ 2 độ, lau tại các vùng nách, bẹn, trán, cứ vài ba giờ thì lau một lần. Các mẹ cũng có thể hoặc đắp khăn ướt lên trán, nách, bẹn. Lưu ý, không nên dùng nước đá hoặc nước lạnh để làm hạ nhiệt cho trẻ rất dễ phản tác dụng.
Nếu lau mát mà trẻ vẫn sốt trên 38oC thì mẹ có thể cho trẻ uống hoặc đút hậu môn thuốc Paracetamol, với liều lượng như sau: <3 tháng/tuổi: 40mg, >3 – 11 tháng/tuổi dùng 80mg; trẻ 24 tháng/ tuổi dùng 120mg và trẻ trên 2 tuổi dùng10mg/kg thể trọng.
Trong quá trình phòng và chữa bệnh cho cho bé, mẹ có thể sử dụng Thuốc ho Nam Dược. Trong thành phần của sản phẩm có chứa những đặc tính chống viêm làm giảm các triệu chứng đau tức ngực, khó thở, hen suyễn, chống đường hô hấp hiệu quả cho bé.

guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
Dược sĩ tư vấn

Dược sĩ tư vấn

0914.482.928

Điểm bán Điểm bán
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán
Dược sĩ tư vấn