Những sai lầm khi trị ho khiến bệnh con càng thêm nặng

Nhiều mẹ khi thấy trẻ ho là kết luận ngay bé bị viêm họng nhưng thực tế, viêm đường hô hấp trên cũng gây ho ở trẻ. Nguyên nhân là do trẻ có thể gặp trường hợp chảy nước mũi sau, tức là nước mũi chảy xuống họng khi trẻ nhiễm virus và gây nên ho. Trong khi đó, những trẻ viêm đường hô hấp trên chảy nước mũi ra ngoài trước sau đó mới ho thì bố mẹ dễ dàng phát hiện hơn.
Dưới đây là những sai lầm phổ biến của cha mẹ khi trị ho cho con:

Nhiều phụ huynh mắc sai lầm khi cho trẻ uống kháng sinh ngay mới vừa ho

Cho trẻ uống kháng sinh ngay khi vừa bị ho
Rất nhiều cha mẹ cứ thấy con bị ho hay nóng đầu, sốt nhẹ là  cho con thuốc kháng sinh nguy hiểm hơn là bố mẹ còn tự kê đơn cho con uống, không cần đi khám. Việc lạm dụng kháng sinh này rất nguy hiểm cho bé, trẻ có thể bị tác dụng phụ, phản ứng thuốc, nguy hiểm hơn là tình trạng kháng kháng sinh khiến việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn. Bố mẹ cần lưu ý ho hay sổ mũi, sốt đều là những triệu chứng có lợi của cơ thể.
Ngoài ra, việc dùng kháng sinh tùy tiện của cha mẹ cho con đôi khi còn làm cho con bệnh nặng hơn, lâu khỏi hơn. Cha mẹ lạm dụng kháng sinh khiến cón bị loạn khuẩn đường ruột khiến bé ăn kém, chán ăn, tiêu chảy…
Lạm dụng các loại thuốc ức chế ho
Ngoài việc tùy tiện dùng kháng sinh, nhiều cha mẹ còn lạm dụng các thuốc ức chế ho để giảm cơn ho của con. Đây là phương pháp giúp cho tâm lý của mẹ đỡ lo lắng vì nghĩ rằng bé đã đỡ. Nhưng thực chất, ho là phản xạ sinh lý có tính chất bảo vệ cơ thể giúp làm sạch đường thở, tống xuất đờm nhớt hoặc các vật lạ lọt vào đường hô hấp.
Thuốc ức chế cơn ho chỉ nên dùng khi trẻ bị ho khan, ho quá mức gây mệt mỏi, nôn ói, mất ngủ. Đối với những trường hợp như bệnh hen, viêm phế quản cấp… việc dùng thuốc nào cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chỉ khi nào trẻ bị sốt cao, ly bì, mệt mỏi… cha mẹ mới không nên cho trẻ ra ngoài.

Bắt trẻ trong nhà khi trẻ bị ho
Khi thấy con có những biểu hiện như ho hay nóng đầu, nhiều cha mẹ nhốt con ở nhà, tuyệt đối không cho con ra ngoài. Điều này là không cần thiết. Bởi trẻ nhỏ vẫn cần được ra ngoài hít thở không khí trong lành, chỉ khi thấy con có những biểu hiện nghiêm trọng như sốt cao, ly bì, mệt mỏi thì không nên cho trẻ ra ngoài. Nếu bị ho mà trẻ vẫn vui chơi, ăn uống bình thường thì có thể cho bé ra ngoài để thay đổi không khí. Tuy nhiên nếu hôm nào thời tiết quá lạnh thì không nên bởi ra ngoài trẻ có thể hít không khí lạnh vào phổi.
Kiêng ăn uống một số loại thực phẩm khi trẻ bị ho
Theo kinh nghiệm từ xa xưa truyền, khi ho phải kiêng các loại thức ăn tanh, vì thế nhiều bố mẹ không cho con ăn các thực phẩm như tôm, cua, thịt gà…Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh vấn đề này. Việc cho con ăn thiếu chất sẽ làm cho con sức đề kháng kém hơn, lâu khỏi bệnh hơn. Bởi theo các bác sỹ, chỉ khi trẻ bị ho do hen suyễn thì mới cần tránh những thức ăn người bệnh bị dị ứng.

Thuốc Ho Nam Dược trị ho, long đờm, chống viêm đường hô hấp… hiệu quả cho cả gia đình.

Tự ý ngừng thuốc khi trẻ vừa đỡ ho
Một liệu trình của thuốc nhất là thuốc kháng sinh dùng cho trẻ thường kéo dài từ 5-7 ngày phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Khi thấy con giảm, đỡ ho, bố mẹ nghĩ con đã gần khỏi nên đã tự ý ngừng thuốc, không chịu dùng hết liều thuốc chỉ vì tâm lý sợ dùng nhiều thuốc “hại người”. Ngay cả khi cho trẻ dùng các loại thuốc ho từ thảo dược cũng cần cho bé uống đủ liều như khuyến cáo để con khỏi bệnh hoàn toàn.
Khi con bị ho nhưng vẫn ăn uống bình thường, cha mẹ không nên lo lắng quá nhiều mà có thể cho bé dùng các sản phẩm hỗ trợ điều trị ho, nguyên liệu từ thảo dược như Thuốc ho Nam Dược mà không phải can thiệp bằng kháng sinh có hại cho trẻ. Thông thường, bệnh do virus nếu được hỗ trợ kịp thời bằng các liệu pháp thảo dược sẽ khỏi sau 5-10 ngày, chỉ khi trẻ có hiện tượng sốt cao, bỏ ăn cha mẹ nên cho bé đi khám và dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sí để đạt được hiệu quả cao nhất.
 

Thông tin cho bạn đọc:
Tổng đài tư vấn: 1800 5777 59 (miễn phí cước gọi)
Để tìm mua Thuốc ho Nam Dược tại các nhà thuốc trên toàn quốc, Ấn vào đây để tra cứu: ĐIỂM BÁN
Lưu ý: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty TNHH Nam Dược
ĐC: Lô M13 (C4-9) – KCN Hòa Xá – Xã Mỹ Xá – TP. Nam Định – Tỉnh Nam Định
Phân phối bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân
ĐC: Lô A18/D7 khi đô thị mới Cầu Giấy, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
Dược sĩ tư vấn

Dược sĩ tư vấn

0914.482.928

Điểm bán Điểm bán
Đặt hàng Đặt hàng
Đặt hàng
Điểm bán
Dược sĩ tư vấn