Biến chứng nguy hiểm của bệnh ho
– Với toàn cơ thể: Ho gây mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn, suy sụp tinh thần
– Với tai mũi họng: Gây kích thích, tổn thương thanh quản làm đổi giọng, co thắt thanh quản
– Với phổi: Người bệnh có thể bị vỡ phế nang, tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi…
– Với tim mạch: Bệnh nhân có thể gặp phải cơn tăng huyết áp, vỡ mạch máu ở kết mạc mắt, niêm mạc mũi
– Với thần kinh: Bệnh nhân có thể bị ngất, chóng mặt.
– Về tiêu hóa: Ho có thể dẫn đến nôn ói ở trẻ, tình trang này kéo dài có thể dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, suy nhược cơ thể…
– Về xương khớp: Đối với những người bị loãng xương, ho có thể làm gãy xương sườn.
Ho không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng có hại với sức khỏe và tinh thần người bệnh.
Một số chú ý khi điều trị bệnh ho
Để điều trị bệnh ho, bác sĩ thường dùng đến thuốc ho hoặc thuốc long đờm. Trong đó, thuốc ho có tác dụng làm giảm ho, thường được dùng trong trường hợp ho khan, kích thích gây khó chịu.
Trường hợp ho có đờm, bác sĩ dùng các loại thuốc long đờm và tiêu đờm. Tuy thuốc ho là loại dược phẩm được bày bán không cần toa nhưng việc sử dụng cần phải thận trọng và tuân thủ một số nguyên tắc:
– Các loại thuốc ho chứa thành phần kháng sinh không thể dùng thay thế thuốc điều trị bệnh chính gây ho, mà ngược lại, nó có thể che dấu mất triệu chứng của bệnh, gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị. Vì vậy, người bệnh chỉ nên dùng khi ho quá nhiều, hoặc có nguy cơ gây biến chứng. Trước khi dùng những loại thuốc này, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến bác sỹ.
– Với trẻ nhỏ, khi dùng thuốc ho dạng siro, cha mẹ nên dùng muỗng kèm theo chai thuốc để tránh việc dùng thuốc quá liều.
– Không dùng cùng lúc 2 loại thuốc ho, siro ho hoăc vừa uống thuốc ho vừa thuốc cảm, vì hai loại thuốc trên có thể chứa cùng hoạt chất giống nhau có thể gây ngộ độc thuốc.
– Không dùng thuốc ho cho trẻ quá 5 ngày, nếu trẻ vẫn bị ho sau khi dùng thuốc, cha mẹ không nên tự tăng liều, hoặc tự thêm thuốc ho khác để đổi mà cần đưa con đi gặp bác sỹ để khám lại.
– Thuốc ho long đờm và tiêu đờm không nên dùng cho trẻ vào buổi tối vì khi ngủ, hoạt động của nhung mao ở niêm mạc phế quản sẽ giảm đi dễ gây ứ đọng đờm trong phổi.
Thuốc ho Nam Dược được nhiều chuyên gia y tế đánh giá cao về hiệu quả sử dụng.
– Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc ho Tây dược. Điểm mạnh của chúng là cắt cơn ho nhanh chóng, nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ như gây ức chế trung tâm hô hấp, khiến người bệnh mệt mỏi, buồn ngủ, lâu dần có thể dẫn tới tình trạng kháng thuốc không mong muốn… Chính vì vậy, nhiều chuyên gia y tế khuyên bệnh nhân ho tìm đến các loại thuốc ho từ thiên nhiên để cắt cơn ho hiệu quả. Trong đó, Thuốc ho Nam Dược được đánh giá cao về hiệu quả sử dụng cũng như độ an toàn với sức khỏe.
Được chiết xuất 100% từ thảo dược trồng tại vùng trồng Dược liệu sạch theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới, GACP-WHO, Thuốc ho Nam Dược có tác dụng làm loãng dịch nhầy đường hô hấp, hỗ trợ điều trị ho có đờm, ho mất tiếng, ho khan, ho kinh niên, viêm họng, khản tiếng, chống viên nhiễm ở các cơ quan hô hấp hiệu quả… Bên cạnh đó, Thuốc ho Nam Dược còn giúp thanh nhiệt, tuyên phế, hòa đàm chỉ khái, chữa chứng đau tức ngực, cảm mạo và các chứng viêm khí quản, phế quản, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.